Tết 2024 gợi ý 9 món ngon ngày Tết của Việt Nam
Phương châm hoạt động của chúng tôi là " Chân Thành- Chất Lượng- Trách Nhiệm". Chúng tôi cam kết cung cấp đến khách hàng những sản phẩm chất lượng cao. Chúng tôi xây dựng những giá trị đạo đức bền vững, với mong muốn đem đến những lợi ích thiết thực cho khách hàng bằng việc đảm bảo chất lượng sản phẩm với giá cạnh tranh. Bên cạnh đó, Công ty Cổ Phần Thiết bị Vật tư Cơ khí Sài Gòn luôn mong muốn là người bạn đồng hành với khách hàng của mình trên con đường phát triển và hội nhập
9 món ngon ngày Tết của Việt Nam
Món ngon ngày tết không thể thiếu trên mâm câm quây quần mỗi dịp Xuân về. Hằng năm cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, nhà nhà người người lại tụ họp cùng đón một năm mới sang. Khoảnh khắc đó thật ấm cúng, thiêng liêng biết bao. Mọi người cùng nhau chuẩn bị những món ăn ý nghĩa dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên, các vị thần linh. Từ đó tạo nên một nét đẹp văn hoá, phong tục vô cùng đặc sắc của người Việt.
Nhắc đến ngày tết người ta vẫn thường nhớ đến bánh chưng, bánh tét, thịt kho hột vịt… Chúng ta tự hào vì có một nền tinh hoa ẩm thực ngày Tết vô cùng phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là nét đẹp văn hoá mà còn là cả một miền ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Vậy nhân dịp thời điểm năm mới đang đến gần, cùng CKSG điểm lại top những món ăn ngon ngày Tết không thể bỏ qua. Và cùng tìm hiểu những ý nghĩa đặc biệt của nó nhé.
Tết cổ truyền trong mỗi người dân Việt Nam
Nguồn gốc của Tết cổ truyền
Như người xưa kể lại,Tết cổ truyền của chúng ta có nguồn gốc từ Trung Quốc. Và trong suốt 1000 năm Bắc thuộc nó đã hoành hành và du nhập vào đất nước ta.
Nhưng theo như sự tích “Bánh chưng bánh dày”, người Việt ta đã ăn Tết từ thời Vua Hùng. Tức là trước lúc Bắc thuộc. Tuy vậy, để lý giải cho câu hỏi Tết có từ bao giờ thì có lẽ vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi.
Ngày Tết có ý nghĩa như thế nào?
Tết cổ truyền từ lâu đã không còn đơn giản chỉ là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Mà nó còn là một nét đặc trưng của văn hoá. Người ta coi đây là dịp để bày tỏ lòng thành với với các vị thần linh, như thần Gió, thần Mưa, ông Địa… Cầu cho một năm mới an khang, thịnh vượng, mưa thuận gió hoà.
Mọi người vẫn luôn quan niệm rặng, năm cũ qua đi mang theo bao điềm gở, những vận không may. Và một năm mới đến cùng với bao điều an lành, may mắn, gặt hái nhiều thành công. Điều này được lý giải qua việc cứ mỗi dịp Tết về là nhà nhà người người tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ mới….
Và đây là cũng là thời điểm mọi người trong gia đình lại được tụ họp bên nhau sau cả năm trời bận rộn với công việc cá nhân. Cùng nhau nấu những món ăn ngon ngày tết, thắp nén nhang dâng lên các bậc tổ tiên. Chính vì tục lệ đó mà những món ăn đặc trưng Ngày Tết từ lâu đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người.
Tổng hợp các món ngon ngày Tết
Mỗi một vùng miền đều có cách bày trí, dâng lên bàn thờ tổ tiên các món ăn đặc trưng riêng. Và sau đây là tổng hợp những món ăn ngon ngày Tết bạn có thể tự tay chuẩn bị cho gia đình thân yêu của mình.
Bánh chưng – bánh dày
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều quá quen thuộc với Bánh chưng – bánh dày rồi đúng không. Nó gắn liền với lịch sử đất nước Việt Nam ta bao đời nay, đặc biệt là gắn liền mâm cỗ miền Bắc. Món ăn tượng trưng cho sự giao thoa của đất trời. Đồng thời thể hiện cho sự biết ơn các vị thần đã cho chúng ta một năm an lành, mùa màng bội thu.
Bánh chưng là sự hòa quyện tuyệt vời giữa nếp dẻo thơm và đậu xanh ngọt bùi. Thêm vào đó là chút ngậy ngậy từ thịt mỡ và cay xé của tiêu. Còn bánh dày lại được làm từ gạo nếp giã mịn. Chúng có thể được ăn cùng đậu xanh, sợi dừa hoặc kẹp chả giò. Nghe thì đơn giản thế thôi nhưng chúng mang đậm nét truyền thống, và góp phần đưa hình ảnh đất nước ta vươn tầm thế giới.
Bánh tét
Góp mặt trong danh sách này chắc chắn không thể thiếu bánh Tét truyền thống. Một món ăn thường xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Trung và Nam. Món ăn có phần nguyên liệu chuẩn bị tuy đơn giản như nếp, đậu xanh nhưng lại có sức hấp dẫn, thơm ngon đến lạ kỳ.
Bánh tét chính là thể hiện cho sự hội tụ của đất trời. Theo phong tục xưa, cứ mỗi tối 30 Tết mọi người đều quây quần bên bếp lửa, cùng nhau thổi lửa nấu nồi bánh chưng. Chính nó góp phần gắn kết các thành viên lại với nhau. Bởi vậy mới hiểu tại sao món ăn này lại mang ý nghĩa đẹp đẽ đến vậy.
Thịt kho tàu
Thịt kho tàu là một món ăn được yêu thích của người dân miền Nam. Món ăn tượng trưng cho nét đẹp đoàn viên, gia đình sum họp, đủ đầy. Món ăn có sức khơi gợi đối với những người con xa quê, nhớ nhà, nhớ hương vị ngày Tết quê hương.
Không chỉ trong những ngày Tết mà cả những ngày bình thường món thịt kho hột vịt đều mang đến một sức hút khó cưỡng. Thịt, trứng sau khi được tẩm ướp vô cùng đậm đà ăn cùng cơm nóng. Quả thực là một sự kết hợp hoàn hảo trong những ngày Tết.
Thịt gà luộc
Thịt gà luộc – một hình thức dâng lễ vật cúng bái quen thuộc ở Việt Nam. Người ta quan niệm việc làm này mang ý nghĩa cầu cho một năm mới bình an, gặp nhiều tài lộc, may mắn.
Gà sẽ được làm sạch và luộc nguyên con. Sau đó chặt ra và trình bày đẹp mắt lên dĩa. Đĩa gà được phủ một màu vàng ươm vô cùng bắt mắt. Bất kỳ người già hay trẻ em đều phải mê mẩn món ăn này. Món gà luộc tuy đơn giản nhưng khi chấm với muối tiêu hay sốt tiêu xanh rất kích thích vị giác.
Tai heo ngâm chua ngọt
Lại là một món ăn không thể không nhắc đến mỗi dịp Tết đến xuân về – Tai heo ngâm giấm. Một món ăn được rất nhiều người yêu thích. Sự kết hợp giữa tai heo dai, giòn và nước giấm ngâm chua chua, ngọt ngọt, cay cay. Đôi khi chỉ đơn giản thế thôi nhưng lại vô cùng hấp dẫn, ăn một lần rồi lại muốn thử thêm lần nữa.
Vào mỗi mâm cỗ ngày Tết, nào thịt, nào là xôi, gà trông vô cùng ngon mắt. Nhưng nếu cứ liên tục bổ sung đạm, tinh bột như thế vào cơ thể chắc chắn bạn sẽ cảm thấy ngán. Vì thế tao heo ngâm chua ngọt là món ăn có giải quyết vấn đề đó.
Không những thế nó còn là mồi nhậu siêu hấp dẫn của các ông, các chú… mỗi dịp có khách đến nhà thăm nhau ngày Tết. Chúng ta cùng nâng ly rượu nồng, nhâm nhi thêm chút tai ngâm. Còn gì là tuyệt vời hơn đúng không nào?
Giò chả
Giò chả là một món ăn quen thuộc trong những ngày Tết. Chả giò mang một ý nghĩa đặc biệt: “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”. Thể hiện cho mong ước một năm mới được an yên và đủ đầy của gia chủ.
Món ăn được chế biến từ thịt giã nhuyễn rồi gói lại với lá chuối và đem hấp chín. Chả giò có thể kết hợp thêm một số nguyên liệu như tiêu, bì, nấm mèo… Nó không chỉ được dâng lên cúng ông bà tổ tiên, mà còn được trưng ra mỗi khi có khách đến nhà chúc Tết.
Xôi gấc
Tuỳ vào đặc trưng của mỗi vùng miền mà món xôi được chế biến theo những kiểu khác nhau. Như ở miền Bắc người ta thường nấu xôi gấc để dâng lên thờ cùng ông bà, các vị thần linh thiêng. Gạo nếp sau khi được nấu chung với gấc tươi và nước cốt dừa sẽ cho ra một màu đỏ vô cùng đẹp mắt. Bởi màu đỏ cam nổi bật của gấc đã làm cho món ăn trở thành nét đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết.
Canh khổ qua nhồi thịt
Món ăn hiện hữu trong mỗi bữa cơm ngày Tết của người dân Nam bộ – Canh khổ qua nhồi thịt. Chính cái tên đã thể hiện cho mong muốn của gia chủ. Đó là đẩy lùi những vận hạn không tốt, những khó khăn, trắc trở.
Nhờ được chế biến từ khổ qua kết hợp cùng thịt bằm, canh khổ qua nhồi thịt còn là món ăn giải nhiệt, thanh lọc cơ thể vô cùng hiệu quả.
Trên đây là tổng hợp các món ăn không thể bỏ qua mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Hy vọng với những gợi trên đây của CKSG sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng chuẩn bị cho mâm cỗ, bữa ăn ngày Tết tăng phần ý nghĩa, trọn vẹn.