Tủ chuyển nguồn tự động, tủ điện ATS, tủ chuyển nguồn tự động, tủ điện ATS ( Automatic transfer swithes)
Hệ thống chuyển nguồn điện tự động ATS có chức năng chuyển tải nguồn điện sang nguồn điện dự phòng ở máy phát điện khi gặp tình trạng mất điện, được ứng dụng rộng rãi khắp trong những địa điểm cần cung cấp nguồn điện liên tục như: khu công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất, trung tâm thương mại, chung cư, sân bay, bến xe, cảng,…
Hệ thống chuyển nguồn điện tự động ATS có chức năng chuyển tải nguồn điện sang nguồn điện dự phòng ở máy phát điện khi gặp tình trạng mất điện, được ứng dụng rộng rãi khắp trong những địa điểm cần cung cấp nguồn điện liên tục như: khu công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất, trung tâm thương mại, chung cư, sân bay, bến xe, cảng,… Không chỉ đơn giản là thiết bị chuyển đổi nguồn điện tự động mà tủ điện ATS còn bảo vệ điện lưới và máy phát điện khi xảy ra các sự cố ngoài ý muốn : mất pha, quá áp, mất trung tính. Tủ điện ATS rất quan trọng, vậy nguyên lí, cấu tạo của tủ như thế nào? Làm thế nào để kết nối tủ ATS với máy phát điện?
Nguyên lí hoạt động của Tủ điện ATS
- ATS: Hệ thống chuyển đổi điện năng từ lưới điện chính, khi xảy ra sự cố sẽ cung cấp cho phụ tải từ máy phát điện. Tự động gửi tín hiệu đi khởi động máy phát khi: điện lưới mất hoàn toàn, mất pha, điện lưới có điện áp thấp hơn hoặc cao hơn giá trị cho phép, thời gian chuyển nguồn là 5-10s.
- Khi điện lưới có trở lại, tủ ATS có nhiệm vụ kết nối phụ tải với nguồn điện chính và ngắt máy phát điện dự phòng. Bộ ATS chờ một khoảng thời gian (10-30s) để xác minh nguồn lưới đã ổn định và sẽ chuyển phụ tải sang nguồn lưới. Máy phát tự động tắt sau khi chạy làm mát 1 -2 phút.
- Những tủ ATS cao cấp còn có thêm chức năng hòa đồng bộ kết hợp với nhiều máy phát điện cùng lúc để đảm bảo nguồn điện không bị gián đoạn.
Cấu tạo của tủ ATS
- Vỏ tủ ATS: Được làm từ thép. Bên ngoài được trang bị một lớp sơn tĩnh điện. Vỏ tủ điện có kích thước to hay nhỏ sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, công suất.
- Thiết bị chuyển mạch tự động: Được thiết kế có các chế độ chuyển mạch tự động hoặc bằng tay.
- Bộ điều khiển tủ ATS: Có chức năng điều khiển thiết bị chuyển mạch theo thời gian.
- Hệ thanh cái đồng phân phối điện tủ điện ATS: Tùy theo dòng điện định mức của hệ thống mà được tính toán phù hợp.
- Các nút ấn, màn hình LCD, hệ thống đèn chỉ thị giúp người vận hành có thể linh hoạt được chế độ hoạt động
Hiện nay khối chuyển mạch thường hoạt động dựa trên 3 nguyên tắc sau: Một là dùng công tắc tơ, hai là dùng áp tô mát, ba là dùng công tắc kiểu bập bênh. Thiết bị chuyển nguồn ATS lưới lưới phần chuyển mạch gồm có 3 cực, nó chỉ chuyển được mạch phần có điện áp ba pha. Còn trung tính thì chung cho cả 2 nguồn. Đối với thiết bị chuyển nguồn ATS lưới – máy phát thì lại thường có 4 cực, có thể chuyển mạch cả trung tính.
Các thông số có thể điều chỉnh được bởi người sử dụng:
I. Phần ATS :
– Ngưỡng bảo vệ thấp áp của điện lưới (Main Voltage Sensing)
– Thời gian trễ để kiểm tra điện lưới đã hoàn toàn ổn định khi có điện trở lại (Retransfer)
– Thời gian trễ đóng điện lưới cho tải (Transfer)
– Thời gian chờ nóng máy phát ,điện máy phát ổn định để đóng điện máy phát cho tải (Warm up)
– Thời gian chờ làm nguội máy phát rồi tắt (Cool down)
II. Phần AUTO START MODULE (tùy chọn)
– Thời gian trễ khởi động máy phát, hoặc làm nóng máy phát (Delay start – Preheat)
– Chọn số lần khởi động máy phát (Select starting times)
– Thời gian khởi động (Start)
– Thời gian nghỉ giữa các lần khởi động (Idle)
– Thời gian cấp tín hiệu dừng máy (Stop – với loại Stop output)
Hướng dẫn kết nối tủ điện ATS với máy phát điện
Việc kết nối tủ ATS với máy phát điện thường có 3 kiểu kết nối đó là:
- Kiểu 1: Kết nối tủ ATS có máy phát điện qua cổng truyền thông hiện đại. Lúc sử dụng kiểu kết nối này bạn cần có khả năng về lập trình và chỉ nên kết nối nhà máy của bạn với mạng điều khiển trong nội bộ. Hiện không có hoặc rất ít công ty sử dụng hình thức này để kết nối.
- Kiểu 2: Kết nối tín hiệu điều khiển tủ ATS với nmáy phát điện qua cổng điều khiển từ bên ngoài. Là phần lớn những bảng điều có các chức năng này, không chỉ những máy phát điện mà bao gồm các dòng máy khác như máy nén khí, hay máy khiến cho lạnh nước….Còn nếu bạn dùng chức năng điều khiển từ xa cho máy phát điện thì bạn sẽ cần để lại kiểu kết nối này cho chức năng chậm tiến độ.
- Kiểu 3: Kết nối trực tiếp điện lưới vào những bảng điều khiển của máy phát điện. Là kiểu kết nối này chỉ được hỗ trợ lúc bảng điều khiển của máy phát điện mang hỗ trợ chức năng ATS control, cùng lúc lúc kết nối tủ ATS – máy phát điện theo kiểu này thì bạn ko cần bất kì bộ lập trình nào, nguồn nuôi hay các phần tử điều khiển nào trong tủ ATS mà bạn chỉ cần độc nhất 2 MCCB cùng 1 khóa chéo về điện cộng sở hữu cơ khí 2 quận hút của MCCB nó sẽ được cấp nguồn nuôi trong khoảng bảng điều khiển xuống. Được biết mang các tủ ATS đặt xa máy phát điện hoặc MCCB quá lớn thì sẽ không nên cho dòng nuôi huyện hút MCCB đi qua tiếp điểm của bảng điều khiển. Nó cần qua 1 rơ le trung gian trong trường hợp này.
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ CƠ KHÍ SÀI GÒN
VP: Số 26D – 26T, Bùi Công Trừng, Đông Thạnh, Hóc Môn, TPHCM.
Nhà máy: Lô 7&8 KCN Tân Thới Hiệp, Nguyễn Ảnh Thủ, Quận 12, TPHCM.
Email: pkd@cokhisg.com.vn
Website: cokhisg.com.vn